Căn bệnh ung thư cướp đi sinh mạng của nghệ sĩ Giang Còi: Người trẻ cũng có nguy cơ mắc phải chỉ từ những thói quen phổ biến

 


Thông tin nghệ sĩ Giang Còi từ trần vào tối ngày 4/8 sau thời gian dài chiến đấu với căn bệnh ung thư đã di căn đến giai đoạn 3 khiến nhiều người không khỏi xót xa và tiếc nuối. 

Trên trang fanpage của nghệ sĩ Giang Còi tối ngày 4/8 đã đăng dòng thông báo cho biết nam nghệ sĩ vừa qua đời sau thời gian dài chống chọi với căn bệnh ung thư quái ác. Được biết, từ đầu năm nay, trong quá trình ghi hình cho chương trình Sức Nước Ngàn Năm của VTV, nghệ sĩ Giang Còi đột ngột bị mất tiếng. Sau đó, nam nghệ sĩ nhập viện và được chẩn đoán nghi có khối u ở họng. Ngày 22/1, nghệ sĩ Giang Còi xác nhận bản thân đang mắc ung thư hạ họng ở giai đoạn 3.

Căn bệnh ung thư cướp đi sinh mạng của nghệ sĩ Giang Còi: người trẻ cũng có nguy cơ mắc phải chỉ từ những thói quen phổ biến - Ảnh 1.

Ảnh chụp màn hình

Điều đáng buồn là khi nam nghệ sĩ phát hiện ra căn bệnh ung thư này thì khối u đã di căn đến các bộ phận khác trong cơ thể. Trước khi biết mình mắc ung thư, nghệ sĩ Giang Còi đã phải chống chọi với bệnh hen phế quản. Chữa khỏi hen 2 năm thì lại tiếp tục mắc viêm phổi rồi điều trị bệnh lao, xơ gan. Quá trình điều trị bệnh khiến nghệ sĩ Giang Còi gặp nhiều khó khăn trong việc nhai nuốt, bị nôn và đi ngoài ra máu.

Căn bệnh ung thư cướp đi sinh mạng của nghệ sĩ Giang Còi: Người trẻ cũng có nguy cơ mắc phải chỉ từ những thói quen phổ biến - Ảnh 2.
Căn bệnh ung thư cướp đi sinh mạng của nghệ sĩ Giang Còi: Người trẻ cũng có nguy cơ mắc phải chỉ từ những thói quen phổ biến - Ảnh 2.

Nguồn ảnh: Facebook Lê Hồng Giang

Căn bệnh ung thư cướp đi sinh mạng của nghệ sĩ Giang Còi: Người trẻ cũng có nguy cơ mắc phải chỉ từ những thói quen phổ biến - Ảnh 3.
Căn bệnh ung thư cướp đi sinh mạng của nghệ sĩ Giang Còi: Người trẻ cũng có nguy cơ mắc phải chỉ từ những thói quen phổ biến - Ảnh 3.

Những ngày cuối đời, nghệ sĩ Giang Còi liên tục phải tiêm truyền ở chân tay (Nguồn ảnh: Facebook Lê Hồng Giang)

Dù phải chống chọi với căn bệnh ung thư hạ họng ở những ngày cuối đời nhưng nghệ sĩ Giang Còi vẫn luôn bình tĩnh, lạc quan. Hãy cùng tìm hiểu kỹ hơn về căn bệnh vừa cướp đi sinh mạng của nghệ sĩ Giang Còi để chủ động tầm soát ngay từ sớm bạn nhé!

Ung thư hạ họng là căn bệnh xuất phát từ đâu?

Ung thư hạ họng vốn là loại ung thư xuất phát từ vùng hạ họng, do tế bào ung thư lan rộng sẽ chèn vào dây thanh quản nên được gọi là ung thư hạ họng. Trong các bệnh ung thư ở vùng tai mũi họng thì ung thư hạ họng đứng thứ 2, chỉ xếp sau ung thư vòm họng. Độ tuổi thường gặp phải sẽ dao động từ 45 - 65, tỷ lệ nam giới mắc bệnh cao hơn so với nữ giới.

Căn bệnh ung thư cướp đi sinh mạng của nghệ sĩ Giang Còi: người trẻ cũng có nguy cơ mắc phải chỉ từ những thói quen phổ biến - Ảnh 4.

Có 3 loại ung thư hạ họng phổ biến nhất là:

- Ung thư xoang lê.

- Ung thư vùng sau nhẫn phễu.

- Ung thư miệng thực quản.

Một vài yếu tố nguy cơ có thể làm tăng khả năng mắc bệnh ung thư hạ họng ngay từ khi còn trẻ

Dù nguyên nhân mắc bệnh ung thư hạ họng chưa được xác định rõ ràng, nhưng bạn vẫn có thể phán đoán từ sớm thông qua một số yếu tố nguy cơ liên quan, bao gồm:

- Hút thuốc lá, thuốc lào thường xuyên.

Căn bệnh ung thư cướp đi sinh mạng của nghệ sĩ Giang Còi: người trẻ cũng có nguy cơ mắc phải chỉ từ những thói quen phổ biến - Ảnh 5.

- Nghiện rượu bia nặng.

- Thói quen vệ sinh răng miệng không tốt.

- Nhiễm virus HPV do quan hệ tình dục qua đường miệng.

- Bị trào ngược dạ dày thực quản.

Căn bệnh ung thư cướp đi sinh mạng của nghệ sĩ Giang Còi: người trẻ cũng có nguy cơ mắc phải chỉ từ những thói quen phổ biến - Ảnh 6.

- Mắc Hội chứng Plummer-Vinson (bị khó nuốt, thiếu sắt).

- Làm việc ở môi trường ô nhiễm, tiếp xúc với A-mi-ăng, bụi gỗ...

Những triệu chứng thường gặp ở người mắc bệnh ung thư hạ họng

Bệnh ở thời kỳ đầu thường không có nhiều biểu hiện cụ thể mà sẽ từ từ xuất hiện với một vài triệu chứng sau:

- Nổi hạch ở vùng cổ: hạch rắn, chắc, không gây đau.

Căn bệnh ung thư cướp đi sinh mạng của nghệ sĩ Giang Còi: người trẻ cũng có nguy cơ mắc phải chỉ từ những thói quen phổ biến - Ảnh 7.

- Sút cân, khó thở, khàn tiếng (biểu hiện ở giai đoạn muộn, lúc này khối u đã xâm lấn vào thanh quản, dây thần kinh).

- Rối loạn nuốt: bị khó nuốt, khi nuốt cảm thấy vướng víu từ một bên rồi lan dần sang hai bên họng.

- Đau họng kéo dài rồi đi kèm với biểu hiện đau tai.

Vậy phải làm gì để phòng ngừa nguy cơ mắc bệnh từ sớm?

- Từ bỏ việc hút thuốc lá, rượu bia (vì đây là 2 yếu tố chính gây nên bệnh ung thư hạ họng).

- Khi làm việc trong môi trường hóa chất độc hại, phải mặc đồ bảo hộ lao động đúng tiêu chuẩn.

- Điều trị dứt điểm tình trạng trào ngược dạ dày thực quản.

- Duy trì chế độ dinh dưỡng đủ chất, tránh để thiếu vitamin. Ăn uống lành mạnh (nhiều rau củ quả, hạt ngũ cốc), đồng thời hạn chế thịt đỏ, thức ăn đã qua chế biến.

- Chủ động tiêm vắc-xin phòng tránh nhiễm HPV, quan hệ tình dục an toàn.

- Vệ sinh răng miệng sạch sẽ, điều trị ngay các bệnh lý vùng mũi họng triệt để.

- Nếu xuất hiện các triệu chứng như khàn tiếng, khó thở, khó nuốt (đặc biệt là bệnh nhân trên 40 tuổi) thì cần đi khám tai mũi họng ngay.

Nguồn và ảnh: Facebook Lê Hồng Giang, Fanpage Giang Còi, Vinmec, Healthline